Khi bạn vào phòng
thu âm chắc chắn sẽ để ý đến thiết bị nhỏ gọn soundcard thu âm nhưng chưa chắc biết hết được tác dụng của nó. Nhắc đến soundcard
thu âm, thì chắc hẳn các chuyên viên phòng thu đều biết đến, nhưng nếu bạn không phải là người trong ngành thì liệu bạn có hiểu và biết công dụng của Sound
card là gì không? Trước tiên hãy cùng tìm
hiểu sound
card là gì nhé!
Sound card là loại thiết bị được kết nối máy tính
thông qua Firewire hoặc USB hoặc cả hai. Trên thị trường có nhiều loại sound
card interface từ các hãng nổi tiếng như: RME, Digidesign, Foucusrite, Roland,
Motu, Avid, TC, Native Instrument, MAudio, Tascam, Akai...
Soundcard thu âm là một thiết bị khá nhỏ gọn, nhưng công dụng của nó không hề nhỏ. Soundcard khá là quan trọng trong một phòng thu
âm chuyện nghiệp hay nghiệp dư cả các phòng thu âm tại nhà . Nó
là thiết bị ghi lại âm thanh của
microphone và chỉnh sửa các dữ liệu âm thanh và đưa lên máy tính. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Sound
card đến từ các thương hiệu nỗi tiếng: RME, Digidesign, Foucusrite….Vv.
Soundcard thu âm loại mà chúng ta đang nói đến có tác dụng chính là cho phép âm thanh đi từ Microphone vào
laptop một cách trong sáng nhất. Việc này một chiếc mic thông thường thì không thể nào làm được. Nếu có một chiếc micro xịn và chất lượng nhưng thế nào, nhưng không có soundcard thu âm thì âm thanh không
bao giờ được độ nét và trong như ý muốn của bạn, vì vậy nếu không có soundcard thì micro xịn đắt tiền cũng trở thành vô nghĩa ( nhưng không ).
·
Cho dù là dạng nào thì
Soundcard gồm có 3 thành phần chính đó là: DSP, ADC và DAC.
Trong đó:
- DSP: Digital Sound Processor, bộ xử lý âm thanh số.
- ADC: Analog to Digital Converter, chuyển đổi tín hiệu âm thanh analog
sang tín hiệu kỹ thuật số.
- DAC: Digital to Analog Converter, chuyển đổi tín hiệu âm thanh kỹ
thuật số sang tín hiệu analog.
·
Vậy khi nào thì dùng ADC
của sound card?
Khi dùng micro để thu âm hoặc
khi tiếp nhận âm thanh phát ra từ 1 nguồn âm thanh khác như đầu đĩa CD,
máy nghe nhạc, preamp…..
·
Vậy khi nào thì dùng DSP
của sound card?
DSP là thành phần chính của sound card, nó kết hợp với ADC và
máy tính để lưu trữ âm thanh đã thu âm với định dạng tín hiệu số(
dạng file trên máy tính) vì vậy mà âm thanh dạng này sẽ không thay
đổi.Công việc chính của DSP là giao tiếp với máy tính, xử lý tín
hiệu từ ADC, tiếp nhận hoặc chuyển tín hiệu ra các ngõ Digital, chuyển tín hiệu cho DAC xử lý.
·
Vậy khi nào thì dùng DAC
của sound card?
Như đã đề cập ở phần trên, con người chỉ nghe được âm thanh analog,
vì vậy DAC chuyển tín hiệu digital về analog, sau đó chuyển ra loa để
khuyêch đại ra âm thanh.
Khả năng kết xuất tín hiệu là việc sound
card của bạn hỗ trợ xuất cổng âm thanh
dạng gì. Tôi
thấy có vài dạng cổng như sau:
·
Analog Output: cổng ra cho tín hiệu tương tự (các đường ra cho mỗi kênh audio)
·
Analog Intput: cổng vào cho tín hiệu tương tự - gồm cả mic (đường truyển tín hiệu từ ngoài vào sound card để xử lý)
·
Digital S/PDIF Output: cổng ra dành cho tín
hiệu quang số
·
Digital S/PDIF Input: cổng vào dành cho tín
hiệu quang số
·
Coaxial out: cổng dành cho cáp đồng trục
·
Optical out: cổng cắm dây cáp quang
·
AES/EBU out (digital balance): cổng ra chuẩn AES/EBU
(có 3 chân cắm)
Bạn cũng cần chú đến sound
card của mình sẽ tương thích với loại phần mềm nào.
Ví dụ:
·
Với phần mềm sonar nên chọn sound card Motu hoặc RME ( đây là những dòng khá đắt tiền)
·
Đối với phần mềm Digital
Performer và Cubase trên máy Mac nên chọn Roland hoặc
Foucusrite
·
Phần mềm Cubase thích hợp với các loại soundcard như: RME, Motu, Presonus
Mình chỉ giới thiệu cho bạn vài phần mềm thôi, bạn có thể tìm kiếm thêm ở Google nhé.
Chúc các bạn sẽ có những lựa chính xác
nhất về soundcard thu am nhé. Trên thị trường có nhiều loại soundcard
interface từ các hãng nổi tiếng như: RME, Digidesign, Foucusrite, Roland,
Motu, Avid, TC, Native Instrument, MAudio, Tascam, Akai. Bạn có thể tham khảo thêm từ các Hãng
soundcard nổi tiếng.
Bạn có thể xem thêm :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét