Thời nay
Internet đã trở thành phương tiện nhanh nhất được lựa chọn của mọi người, nhất là các bạn trẻ. Bạn có tài năng, bạn có khả năng mix hay cover các bản nhạc yêu
thích, không cần phân biệt tuổi tác chỉ cần bạn đủ tự tin, muốn được chia sẻ với cộng đồng, nhưng bạn lại ngại đến phòng thu âm khi lần đâu đi thu. Với lứa tuổi sinh viên
thì việc bỏ ra một sô tiền khá lớn để thu âm là điều không dễ. Thì đến đây chúng
tôi sẽ chỉ vài cách lựa chọn micro thu âm. Vậy thiết bị nào còn có
trước tiên nhất trong thu
âm?
Micro thu âm là gì?
Microphone là thứ được coi là
thiết bị quan nhất trong việc thu âm.
Microphone là tiếng gọi chung của những người thu âm chuyên nghiệp. Còn những người ngoài nghề thường gọi nó là
Micro thu âm. Nói về micro thu âm thì ai cũng biết là thiết bị thu âm. Nhưng loại micro thu âm mà chúng ta đang đề cập tới là thiết bi giúp bạn thu âm thanh bên ngoài vào máy tính như: đàn piano,trống
gutar,….. và rất nhiều dung cụ âm nhạc khác, nhưng rất nhiều bạn thắc mắc không biết nên chọn một chiếc micro thu
âm thế nào là chất lượng tốt nhất và giá tiền phải
chăng. Microphone (còn gọi là Mike
hay Mic) là một thiết bị biến năng lượng âm học sang cảm biến điện tử. Nó chuyển đổi âm thanh
sang tín hiệu điện tử. Microphone được dùng trong nhiều ứng dụng như điện thoại, máy thu âm, các sản phẩm điện ảnh, thu
thanhr, audio và TV, thu tiếng trong
máy tính, gọi VoIP...
Trên thực tế có nhiều loại micro và
mỗi loại thường được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Chọn được đúng loại microphones giúp ta thu thanh được chất lượng âm thanh tốt nhất. Dựa theo cấu tạo mà chia
ra 3 loại Microphone: Condenser (micro tụ), Dynamic (micro
điện động),
Ribbon. Chúng ta sẽ bàn kỹ về 2 loại phổ biến hiện nay là Condenser và Dynamic.
·
Micro Condenser vận hành theo nguyên
lý chuyển động của màng rung. Mic condenser còn gọi là micro dạng tụ, màng của chúng hoạt động như một cái mảng tụ điện và khi các âm thanh tác động lên màng thu sẽ tạo nên các rung động, màng rung sẽ chuyển hóa các
rung động âm thanh
đấy thành các
tín hiệu âm thanh.
Loại micro này có độ nhạy rất cao và bắt âm thanh chính xác, thích hợp cho thu các dạng tín hiệu mềm như giọng hát,
guitar thùng...nên dòng micro này được các phòng thu âm
sử dụng. Micro
Condenser cần nguồn điện để vận hành. Nguồn điện này được gọi là “Phantom
Power” hay “+48V”. Cạc âm thanh và Mixer thường có sẵn nút bật cung cấp nguồn 48 vôn
cho loại micro này
(loại micro
condenser usb thì không cần nguồn phantom để hoạt động). Lưu ý khi cắm vào hay
rút micro từ card âm thanh hay mixer ta nên tắt bỏ 48V đẻ tránh gây ảnh hưởng không tốt đến micro.
·
Dynamic microphones bằng nguyên lý cảm ứng điện từ, người dùng thường gọi dòng micro này là micro karaoke, vì hầu hết các bạn sẽ thấy nó trong
các hệ thống hát
karaoke hoặc sân khấu. Nhưng trong thu âm vẫn có một số loại micro dynamic được thiết kế để thu thanh. Dynamic microphones bằng nguyên
lý cảm ứng điện từ, người dùng thường gọi dòng micro này là micro karaoke, vì hầu hết các bạn sẽ thấy nó trong
các hệ thống hát
karaoke hoặc sân khấu. Nhưng trong thu âm vẫn có một số loại micro dynamic được thiết kế để thu thanh.
Nguyên tắc chung của micro:
·
Một nguyên tắc khác là cần phải cho âm thanh một khoảng thời gian chuẩn bị bằng một thân bước sóng để âm lên. Điểm này rất nhỏ, nên ít ai để ý, thế nhưng nó lại không kém phần quan trọng. Hình
dung thế này, nếu bạn để một cái mic cách xa cái trống dậm chừng mấy thước, rồi bạn thử thu với những khoảng cách để khác nhau,
bạn sẽ nhận thấy là cần phải có một thời gian để âm thanh
phát ra từ trống rồi mới chuyển đến cái mic. Mặc dù trong khi thu thật thì cái mic nằm kề ngay miệng người hát, dù rất rất ngắn, nhưng nó cũng phải có khoảng chờ.
·
Cái mic của chúng ta cũng như là một loại công cụ công tác,
loại nào có chức năng đó
chứ không phải mic nào
cũng giống cái mic nào cả.Nhắc lại một chút,
sóng âm với tần số càng thấp thì độ lan càng rộng và không
xa. Cho nên khi muốn bắt các âm thanh bass, tức là âm trầm, thì cần phải có màng rộng. Còn đối với các tiếng treble
hay âm có tần số cao, nên dùng mic có màng cỡ nhỏ vì khi đó âm bắn theo tia
thẳng trục. Nhìn
chung, trong một phòng thu, bạn nên sắm ít nhất là một mic màng rộng, một mic tụ, hai mic màng nhỏ, một mic tụ bút chì và
một mic động. Còn có
thể cần một cái mic tụ để trong tang
trống dậm nữa.
Hướng bắt của micro thể hiện bằng độ nhạy của nó đối với âm thanh
đến từ các hướng khác
nhau so với trục chính. Có bốn dạng hay sử dụng là: Omni, Cardioids, Bi-directional hay Figure of 8, và
Supercardioid:
·
Omni: Là dạng bắt tín hiệu từ tất cả mọi hướng, còn gọi là không định hướng. Tín hiệu âm thanh
có thể đến từ đằng sau, đằng trước và hai bên đều ngang bằng nhau. Loại này phù hợp thu thanh ở giữa một đám đông, giữa một tốp nhạc cụ... Nó được minh họa bằng một hình
tròn.
·
Cardioids: là dạng bắt tín hiệu âm thanh
hình trái tim. Âm thanh chỉ bắt nhạy ở một hướng, ở các hướng khác nó
không bắt được. Độ nhạy đằng trước là 100%,
hai bên cạnh độ nhạy là 50% và đằng sau là bằng 0 %.
·
Bi-directional (hay Figure of 8): Là dạng bắt tín hiệu theo hai hướng trước và sau. Độ nhạy tín hiệu trước là 100%, đằng sau 100%, hai bên là 0 %. Khi sử dụng dạng này lưu ý màng của micro chuyển động theo hai hướng ngược nhau nên nếu ta thu
thanh từ đằng sau thì có thể tín hiệu sẽ ngược pha
"out of phase".
·
Supercardioid: Là dạng hướng bắt tín hiệu kết hợp dạng hình
trái tim và dạng số tám. Tín hiệu bắt được ở hướng trước mặt là 100%,
tín hiệu ở đằng sau có một ít và hai
bên không bắt được tín hiệu.
Hãy chọn Micro thu
âm loại tốt nhất có thể thu được các nguồn âm thanh
tốt nhất trước khi mix
và vừa túi tiền của bạn nữa.
Chẳng cần đến các phòng
thu bạn cũng có
thể được những bản hit đẳng cấp và chuyên
nghiệp như ai kia. Không hề chém gió chút nào đâu, bởi bạn sẽ cảm nhận được sự tuyệt vời từ chất lượng âm thanh
mà sản phẩm này mang
lại. Việc tích hợp nhiều chức năng thu
âm giúp giọng ca của bạn được điều chỉnh một cách
trung thực, chính
xác và hoàn hảo nhất.
Trên đây là những hiểu biết cơ bản nhất cho người mua micro thu am. Trước khi sử dụng một sản phẩm nào đó việc tìm hiểu kĩ lưỡng để có thể tận dụng tối đa công dụng của nó là đương nhiên. Chúc các bạn chọn được cho mình một chiếc loa kiểm âm ưng ý nhất!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét